“Nữ thần y” Võ Thị Hồng Ngọc đang giơ tay làm phép chữa bệnh tại nhà (người ở giữa mặt áo màu sáng giơ tay).
Chúng tôi cũng sắp xếp được một chuyến đi để thực mục sở thị cách chữa bệnh của“nữ thần y”. Hỏi thăm một người dân địa phương, anh này nói thao thao bất tuyệtvề khả năng trị bệnh huyền bí và chỉ đường vanh vách cho chúng tôi tìm đến nơicư ngụ của “nữ thần y”.
Đó là một căn nhà tường có khoảnh sân rất rộng. Hơn 16h chiều, trong nhà đã cóhàng chục con bệnh đứng ngồi la liệt. Một phụ nữ đứng tuổi cho biết: “Khoảng 17h“thần y” mới bắt đầu chữa bệnh và chỉ chữa vào những ngày lẻ âm lịch. Tôi bị đủthứ bệnh, thường xuyên nhức đầu, chóng mặt… nghe nhiều người chỉ dẫn nên tìm đếnđây để được “thần y” chữa trị. Nghe nói “vong bà” linh lắm, bệnh gì cũng khỏi”.
Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi lân la tìm hiểu và được biết, “nữ thần y” nàytên Võ Thị Hồng Ngọc (24 tuổi và đang là sinh viên một trường đại học ở TP.HCM,quê ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình). Gần đây, cô gái bỗng dưng trở vềquê nhà nói rằng, mình có “vong bà” nhập xác, có huyền năng chữa được bá bệnh.Câu chuyện đó đã lôi kéo đông đảo người dân đổ về để được “thần y” chữa bệnh…
Uống nước lã, bóp bụng…để trị bá bệnh
Trước mắt chúng tôi là một cô gái mặc bộ đồ màu sáng (giống như màu hột gà) đang“tọa” trước bàn thờ Cửu huyền, lưng quay ra đường, mặt hướng vào trong. Những đồnghề của “thần y” bao gồm một cái bàn nhỏ, để mấy thứ “đồ nghề” gồm một bìnhtrà, ca nước lã, một cây bút lông màu đỏ…
![]() |
“Nữ thần y” Võ Thị Hồng Ngọc đang giơ tay làm phép chữa bệnh tại nhà (người ở giữa mặt áo màu sáng giơ tay). |
Con bệnh đầu tiên là một bé gái, trước đây bị té xe, đã chạy chữa nhiều nơinhưng vẫn chưa đi lại được bình thường. Hỏi vài câu về bệnh tình, “thần y” huơtay giống như đang làm phép, rồi bảo cô bé bị bệnh rất nặng phải ngả lưng xuốnggối để trị. Hễ con bệnh khai đau ở đâu là “vong bà” cứ dùng tay vỗ vào chỗ đó.Vỗ một hồi, lại hỏi bệnh nhân: “Có bớt không con?”. Nếu con bệnh nói bớt thì bàcho uống một ly nước lã. Còn như không bớt thì bà tiếp tục vỗ vào chỗ đau. Hồilâu, “vong bà” lại bảo: “Đỡ nhiều rồi đó, ráng trị vài lần sẽ khỏi thôi”.
Con bệnh thứ hai là một thanh niên bị câm, điếc bẩm sinh. Sau khi hỏi bệnh,“thần y” dùng bút lông màu đỏ quét lên 5 ngón tay phải. Sau đó, giơ thẳng mộttay lên khỏi đầu, lòng bàn tay xòe ra, rồi vỗ vào nơi nào con bệnh kêu đau. Chưahết, “vong bà” còn dùng tay xoa xoa bóp bóp vào bụng thanh niên. Hồi lâu, “vongbà” kêu con bệnh nói thử vài tiếng, nhưng anh này chỉ ú ớ được một thứ âm thanhkhông có nghĩa. Sau đó, “vong bà” ra hiệu cho một phụ nữ là “trợ lý” ngồi bênphải rót nước lã vào ly cho thanh niên uống và nói: “Ráng tới đây trị vài lầnnữa sẽ khỏi thôi”.
Cứ thế, hết người này đến người nọ, bất kể bệnh gì, “thần y” cũng chữa bệnh bằngcách xoa tay bóp chân, vỗ vào chỗ con bệnh kêu đau, rồi cho uống nước lã. Nhưngquan sát hồi lâu, chúng tôi nhận thấy, không có con bệnh nào được chữa khỏi, màchỉ nhận được lời an ủi: Ráng trị thêm vài lần sẽ khỏi… Tiếp tục dò la, chúngtôi gặp ông Võ Công Út (cha ruột của “nữ thần y”) đang có mặt trong nhà. Ông Útkể: “Có một dạo, tự dưng con Ngọc nó về nhà phán chuyện gì trúng ngay chuyện đó.Mọi người hỏi thì nó nói: Được “bà cõi trên” nhập xác. Từ đó, nó bắt đầu chữabệnh cho người dân”.
Trò mê tín
Anh Lê Văn Quang - Phó Trưởng ấp Phú Ninh cho biết: “Chỉ cần vỗ vào chỗ đau vàcho uống nước lã, bệnh gì cũng khỏi thì hết sức vô lý. Đây chỉ là trò mê tín dịđoan. Tôi đã báo cáo vụ việc lên xã và đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc đểngăn chặn các hoạt động mang tính mê tín dị đoan này”.
Có một điều rất lạ là người dân địa phương không ai tin vào chuyện đồng bóng haynhập xác, nhập hồn và có thể chữa bách bệnh chỉ bằng những trò mê tín như thế.Thế nhưng, không biết đồn thổi thế nào, mà những người ở xa lại ùn ùn kéo tớicho “nữ thần y” chữa bệnh. Theo bà con xung quanh, họ biết “nữ thần y” này từthời còn nhỏ xíu. Lớn lên, được cha mẹ cho đi học ngành kinh tế ở Sài Gòn, chứcó học hành y thuật gì đâu mà chữa bệnh.
“Nữ thần y” tên Võ Thị Hồng Ngọc (24 tuổi và đang là sinh viên một trường đạihọc ở TP.HCM, quê ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Gầnđây, cô gái bỗng dưng trở về quê nhà nói rằng, mình có “vong bà” nhập xác, cóhuyền năng chữa được bá bệnh.
(Theo Lao Động)
" alt=""/>Nữ sinh bỏ học về quê làm 'thần y'Trả lại danh hiệu Di tích quốc gia: Không phải thích là được!
Sự việc 78 người dân của 60 hộ dân tại làng cổ Đường Lâm cùng kí tên vào lá đơn xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia khiến Vietnamnet lập tức trở lại nơi này. Vì phải tuân theo Luật di sản khi Đường Lâm trở thành di tích quốc gia từ năm 2005 đã khiến toàn bộ các ngôi nhà trong làng cổ không được cấp phép xây dựng.
Điều đáng nói là dân số của làng ngày càng tăng nhưng người dân lại không được tự ý xây dựng hay cơi nới chính ngôi nhà của họ. Vì thế không ít hộ có tới 3 cặp vợ chồng cùng ngủ chung một phòng chỉ rộng hơn 10m2.
Không có đủ giường, đứa bé nằm chung với bố mẹ, đứa lớn trải chiếu nằm dưới đất. Có gia đình mọi thứ từ bàn ghế, giường chiếu, tủ quần áo, bếp gas và ban thờ đều "nhét" chung một phòng.
Khổ sở với việc sinh hoạt chật chội, nhiều người dân không thể giấu nổi bức xúc: “Tôi không thể hiểu giữa cuộc sống văn minh như hiện nay mà chúng tôi phải nấu cả bếp bên cạnh giường ngủ. Phòng ở thì nhỏ mà có tới đến 3 thế hệ đêm đến ngủ chung một nơi chả khác nào thời kì ăn hang ở lỗ cả, thử hỏi nếu là chú liệu chú có muốn sống ở đây nữa không?”
Căn nhà của bà Phan Thị Tuyết trong làngcổ Đường Lâm có 8 người sinh sống bao gồm bà Tuyết, 2 cặp vợ chồng làcon của bà và 3 đứa trẻ. Người con dâu của bà hiện tại đang mang bầu vàkhông biết khi sinh sẽ phải phân chia căn phòng này thế nào. Trong khinhà hàng xóm bên cạnh vừa được xây 2 tầng khang trang thì nhà của bà thìlại bị cấm xây.
Trong căn phòng này có 8 người sinh sống. Chỉ có 2 chiếc giường nên đêm đến chiếu sẽ được trải ra sàn lấy chỗ ngủ.
Phần mái bị hư hỏng được cột tạm bằng cây gỗ.
Ngay trên đầu giường, mái ngói gạch đã bị mục nát có thể nhìn xuyên qua. Khi trời mưa thì cả gia đình coi như mất ngủ.
Phần tường của căn nhà đã bắt đầu nứt thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng.
Vợ chồng hai người con của bà Tuyết đang phải sống chung trong cùng một phòng.
Ngôi nhà của ông Hạnh ngay tại mặt đường làng. Căn phòng nơi ông làm việc sửa chữa đồ điện tử cũng chính là phòng khách của gia đình.
Gia đình ông Hạnh ít chật hơn vì có 4 người. Đứa con trai lớn được nằm ở phòng ngoài ngăn bằng bức vách mỏng.
Những ngày hè nóng bức ông Hạnh phải trải chiếu nằm đất để nhường chỗ cho vợ và đứa con 3 tuổi.
Ngôi nhà của ông Phan Văn Toàn với 12 người sinh sống. Căn phòng rộng nhất cũng chưa tới 15m2 được kê liền nhau 3 chiếc giường.
Vì gia đình có nghề mộc, không có nơi làm xưởng nên hàng ngày việc nấu nướng được tiến hành ngay cạnh cửa ra vào.
Nhà ông Phan Văn Tuấn có 6 người gồm 2 người già, 1 cặp vợ chồng và 2 trẻ con.
Nhà của ông Tuấn chỉ có 1 gian nên tất cả việc sinh hoạt, nấu nướng, tiếp khách đều ở trong một căn phòng như thế này. Cả gia đình cùng nằm chung trên một chiếc phản và 1 chiếc giường. Tủ quần áo không đủ chỗ để cất nên cũng đành phải cho vào túi nilon để ở cuối giường.